Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

ý tưởng thiết kế cho ban công nhỏ ngập sắc xanh

Ban công mặc dù chỉ là một góc nhỏ trong nhà, nhưng qua bàn tay khéo léo, bạn có thể biến góc ban công thành một lãnh địa của riêng mình.  Sau đây là 5 gợi ý thiết kế ban công bắt mắt.
Phương án 1: Khu vườn địa đàng
 5 y tuong thiet ke cho ban cong nho ngap sac xanh - 1
Nếu như muốn sở hữu một vườn hoa loại nhỏ, bạn có thể trồng hoa ở khu vực này. Ngắm nhìn cây cối xanh tươi và những đóa hoa nở rộ, cuộc sống sẽ ngập tràn niềm vui.
 Phương án 2: Thế giới tí hon
 5 y tuong thiet ke cho ban cong nho ngap sac xanh - 2
Bạn cũng có thể đặt một chiếc bàn loại nhỏ và trồng một số cây cảnh nhỏ, những cây cảnh này khá độc lập, có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào nếu phát triển quá to hoặc để trang trí trong các phòng khác.
Phương án 3: Khu nghỉ mát mini
 5 y tuong thiet ke cho ban cong nho ngap sac xanh - 3
Bạn cũng có thể đặt một vài chiếc ghế trên ban công, khi trời trong xanh có thể nằm phơi nắng, uống cà phê, hưởng thụ cuộc sống an nhàn.
Phương án 4:Khu triễn lãm nghệ thuật 
 5 y tuong thiet ke cho ban cong nho ngap sac xanh - 4
Đương nhiên, trồng và đặt cây cảnh ở vị trí như thế nào để có hiệu quả trang trí như ý muốn lại là một nghệ thuật. Bạn có thể chọn cách treo lên tường như trong ảnh, vừa có thể tiết kiệm diện tích, vừa tăng tính thẩm mỹ cho ban công.
Phương án 5: Phòng trà hoài cổ
 5 y tuong thiet ke cho ban cong nho ngap sac xanh - 5
Một chiếc võng hoặc một bộ trà kỷ nhỏ rất thích hợp với không gian thư thái của ban công. Nếu như ban công nhà bạn làm bằng sắt, các loại cây dây leo là gợi ý không tồi.

Bài viết tham khảo thêm

Quy trình thi công xây dựng nhà ở cơ bản mà bạn phải biết

Đây là bài viết được chia sẻ từ một người vừa mới xây nhà đúc kết và chia sẻ, nên còn nhiều thiếu sót, huy vọng sẽ giải đáp được một phần nỗi boăn khoăn cho những ai lần đầu tiên xây nhà ở.

Chọn đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ nhà

Bản vẽ thiết kế thi công chi tiết để thi công xây nhà được lập dựa trên sự bàn bạc kỹ lưỡng và tìm ra những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt và khả năng tài chính của gia chủ. Một hồ sơ thiết kế nhà đầy đủ thường gồm bản vẽ phối cảnh, mặt cắt, mặt bằng, … Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế sẽ dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm… Tiếp theo, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ của hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy, hệ thống cấp thoát nước… 
Sau khi hoàn tất các bộ hồ sơ trên, đơn vị tư vấn sẽ thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Cuối cùng, chủ nhà có thể mang đi ký hợp đồng thi công với một công ty xây dựng hay một đơn vị nhà thầu xây dựng nào đó để tiến hành thi công xây dựng.

Chọn mua vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng và tiết kiệm.

Chọn được những loại vật liệu xây dựng tốt, vừa đáp ứng chất lượng mà cũng không quá tốn kém về mặt tài chính là công việc đòi hỏi gia chủ phải tốn kém nhiều thời gian tìm kiếm và tham khảo. Nhiều gia đình quá chú trọng đầu tư vào phần hoàn thiện nội thất mà không biết rằng chất lượng các loại gạch xây, cát đá, xi măng, sắt thép, hồ vữa mới là yếu tố quyết định sự vững chắc của gia đình.
Để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn mua vật liệu ở những cửa hàng VLXD uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trên thị trường cùng một loại gạch, sắt thép hình dạng gần như nhau nhưng chất lượng có đến 4 - 5 loại khác nhau. Chính vì vậy, chủ nhà cần phải nắm vững được những thông tin cần thiết để mua đúng loại mình cần.
Trong quá trình xây dựng, phải dặn dò đội thi công nếu có vấn đề về vật liệu nào kém chất lượng thì báo ngay để kịp thời bắt bên cung cấp vật liệu đổi lại cho mình sản phẩm tốt. Đồng thời trách phạt nghiêm khắc.

Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng.

Phần nề (xây, đo, giác, cân) thì sẽ do đội thợ thi công cứng đảm nhận, hồ cháo xây cũng có tỷ lệ rõ ràng, thợ làm được luôn, nhưng phần sắt thép thì nhất thiết phải có người có chuyên môn hướng dẫn. Đội thợ lành nghề có thể nhìn bản vẽ để cắt buộc thép đúng nhưng không thể chính xác tuyệt đối. Trong khi thợ luôn muốn làm đơn giản nhất để lợi công. Những chỗ uốn móc, đai cột đai dầm, cắt ráp thép sẽ làm phiên phiến, thành ra nhất thiết phải có người hướng dẫn và giám sát công đoạn cắt buộc thép trước khi đổ bê tông. 
Để rút ngắn thời gian thi công, bên thợ thường tư vấn cho chủ nhà rút bớt những chi tiết phức tạp, cầu kì. Cho nên chủ nhà phải có lập trường để bảo vệ ý tưởng thiết kế. Còn những chỗ mà đội thợ cho rằng bất hợp lý thực sự thì cần gọi người thiết kế đến để bàn bạc, nếu cần sẽ sửa đổi, chứ không để thợ tự tiện chỉnh sửa.
Đội thợ thường nhận thêm nhiều công trình một lúc nếu được, như thế sẽ phân tán thợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Cho nên lúc hợp đồng phải ghi chú rõ ràng số lượng thợ luôn đảm bảo, thường là 4 - 5 người thợ chính cùng với 1 - 2 thợ phụ trở lên.. Trừ những trường hợp đặc biệt, mới cho phép thợ "chống cháy" dùm chỗ khác, còn thì phải luôn đảm bảo số thợ có mặt để đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời gian đề ra.

Thanh toán hợp đồng thi công xây dựng.

Có nhiều cách thanh toán khác nhau tùy vào sự giao kèo của chủ nhà và chủ thầu, tuy vậy nên thanh toán kịp thời theo từng giai đoạn để động viên tinh thần của thợ. Tất nhiên không trả quá khối lượng công việc làm được. Ví dụ thợ làm được 1/3 công trình, thì mình chỉ trả 1/4 thôi...
Sau khi thực hiện xong từng phần như mái ngói, nền móng, cột dầm thì chủ nhà mời đội thợ đi nhậu một bữa, hoặc neo người thì đưa tiền cho chủ thợ để chủ thợ dẫn anh em thợ đi ăn. Nên đưa tiền cho chủ thợ ngay giữa đám thợ để đám thợ biết số tiền mình đưa cho chủ, tránh trường hợp đưa nhiều mà chủ thợ ỉm một phần.
Thỉnh thoảng cần bồi dưỡng riêng cho phụ hồ. Việc này khá quan trọng vì nếu hồ cháo được trộn đều thì chất lượng công trình sẽ tốt, và cuối buổi nếu hồ rơi vãi được thu vét chu đáo thì sẽ tiết kiệm được đáng kể xi măng, cát, đá...
Trong suốt quá trình làm nhà thì bạn cần phải luôn tôn trọng và động viên đội thợ, gần gũi và thân thiện đồng thời nghiêm khắc và kỹ tính để thợ làm cẩn thận và đảm bảo đúng thiết kế đã định.
Huy vọng qua bài viết này, với kiến thức nông cạn của tác giả qua quá trình xây dựng nhà ở của mình đúc kết được, sẽ giúp cho quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình xây dựng một căn nhà từ lúc thiết kế đến khi hoàn thiện bàn giao công trình như thế nào.
Các bài viết tham khảo